Rau má có những công dụng gì tốt cho sức khỏe? Rau má là loài cây thảo mọc bò rất phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… hay các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và vùng Trung Đông.
Tai Việt Nam rau má không chỉ được dùng đơn thuần như một loài rau ăn hằng ngằy, loài cây này còn được coi là một loại thảo dược và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, rau má có vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu… có thể dùng trong các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amydal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, mụn nhọt, lở ngứa…(
cao rau má)
Theo các nhà khoa học, rau má nếu dùng đúng cách với liều lượng hợp lý sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tốt chi sức khỏe, đó là:
Giúp hỗ trợ hệ tim mạch: rau má giúp kích thích lưu thông máu, ổn định hoạt động chức năng của thành mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn
Giúp làm mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể: rau má có nhiều dưỡng chất tốt cho gan, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh: hàm lượng chất xơ cao trong rau má rất cần thiết cho đường ruột của chúng ta, giúp ruột co bóp và hấp thu chất dinh dưỡng ổn định, phòng ngừa tình trạng viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, táo bón…
Giúp phục hồi các vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo lại vùng tổn thương trong cơ thể.
Ăn rau má nhiều có tốt không?
Giống như hầu như tất cả các loại thảo dược khác việc lạm dụng sử dụng một cách quá nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Mặc dù rau má có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cần phải sử dụng đúng cách với hàm lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều (
rau má ăn nhiều có tốt không).
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nhớ để sử dụng rau má một cách hiệu quả nhất:
Hàm lượng rau má sử dụng 1 ngày sẽ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của từng người liên quan nhiều đến độ tuổi, cân nặng, cũng như là tình trạng sức khỏe. Hàm lượng rau má tươi nên sử dụng mỗi ngày với một người trưởng thành bình thường là khoảng 40g.
Không nên sử dụng liên tục hằng ngày kéo dài quá 1 tháng. Trong trường hợp bạn muốn dùng nhiều thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Bên cạnh đó, nếu nằm trong số những trường hợp đặc biệt sau đây, bạn không nên dùng rau má:
Người đang bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng: vì rau má có tính mát và nhuận tràng nên nếu dùng sẽ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Đang dùng các thuốc điều trị tây y như: thuốc tiểu đường, thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… vì rau má có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Phụ nữ trước và trong khi mang thai: vì rau má có tính hàn nhẹ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thụ thai cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sảy thai.
Cách sử dụng rau má hiệu quả
Rau má có thể sử dụng đơn giản bằng những cách thông thường như: xào, nấu canh, làm sinh tố, nước ép…
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má để trị bệnh trong y học cố truyền mà mọi người có thể tham khảo:
Dùng để đắp ngoài da trị các trường hợp vết thương do va đập, ngã, bong gân, mụn nhọt… dùng khoảng 200g rau má giã nhỏ cùng với 3g muối ăn rồi đắp lên vết thương (
nguyên liệu cao dược liệu).
Bài thuốc trị các chứng chảy máu như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng… dùng 30g rau má cùng 15g cỏ nhọ nồi, 15g trắc bách diệp sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị cảm nắng, say nắng: rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc trị thống kinh, đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: dùng 30g rau má, 8g ích mẫu, 12g hương nhu, 16g hậu phác sắc với nước.