IRC-Galleria

Selaa blogimerkintöjä

Amylase là một loại enzyme tiêu hóa có trong nước bọt của con người và nhiều loại động vật có vú khác. Bạn đã hiểu rõ về loại enzyme tự nhiên này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan những kiến thức quan trọng về Enzyme Amylase ở bài viết dưới đây nhé.
Amylase là gì? Tổng quan về bản chất của enzyme amylase
Tinh bột là 1 chất dinh dưỡng rất quan trọng có mặt trong hầu hết các bữa ăn hằng ngày của con người. Để tiêu hóa chất dinh dưỡng này cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh ra các loại enzyme phân giải khác nhau, và 1 trong số đó chính là enzyme amylase. Amylase có thể được tiết ra từ tuyến nước bọt hoặc tuyến tụy.
Khi ăn, enzyme amylase có trong nước bọt sẽ được tiết ra hòa lẫn vào với thức ăn. Tinh bột thực chất là 1 chuỗi polysaccharide khi tiếp xúc với enzyme này sẽ bị phân giải thành đường disaccharide, trisaccharide hay đường đơn. Hai loại đường này có vị ngọt, chính vì vậy mà càng nhai tinh bột lâu bạn sẽ càng cảm thấy rõ vị ngọt.
Ngoài tinh bột ra thì enzyme amylase còn có thể thủy phân được một số loại đường polysaccharide khác như: glycogen, dextrin…(tổng quan về enzyme amylase)
Bản chất của enzyme amylase là protein được cấu thành nên từ liên kết peptide của nhiều chuỗi acid amin khác nhau.
Phân loại enzyme amylase
Tính cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra 6 loại enzyme amylase khác nhau ở trong tự nhiên. 6 Loại này được phân thành 2 nhóm khác nhau là nhóm enzyme nội bào (EndoAmylase) và nhóm enzyme ngoại bào (ExoAmylase).
Các enzyme amylase nội bào bao gồm: α-amylase và nhóm enzyme khử nhánh. Nhóm enzyme khử nhánh lại được chia thành 2 loại là:
Nhóm enzyme khử gián tiếp bao gồm: transglycosylase (oligo – 1,6 – glucosidase) và amylo – 1,6 – glucosidase.
Enzyme khử trực tiếp: pullulanase (α-dextrin 6-glucanohydrolase)
Còn enzyme amylase ngoại bào bao gồm: β-amylase (glycogenase hay saccharogen amylase) và γ-amylase (glucoamylase hay amyloglucosidase)
Mỗi loại enzyme amylase sẽ có những đặc tính khác nhau, tính ổn định với nhiệt khác nhau và còn khác nhau ở độ pH hoạt động nữa.
Ngoài ra, tốc độ phản ứng của amylase phụ thuộc vào pH và nhiệt độ của môi trường, cũng như mức độ polyme hóa và cấu trúc của cơ chất. Do đó các enzyme amylase khác nhau sẽ có tính chất, cơ chế tác dụng và sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân khác nhau.
Amylase được tổng hợp như thế nào?
Enzyme amylase trong tự nhiên có nhiều trong một số tế bào động vật, thực vật hay vi sinh vật, nấm mốc. Do đó muốn thu được amylase chúng ta cần phải chiết rút ra khỏi những tế bào này.
Trong tế bào cũng những sinh vật, enzyme thường có trong chất nội bào, không có khả năng đi qua màng tế bào nên cách duy nhất để chiết được amylase là phải phá vỡ lớp vỏ của tế bào. (nguyên liệu amylase)
Một số phương pháp phá vỡ vỏ tế bào thường được sử dụng trong quá trình sản xuất enzyme amylase là:
Phương pháp vật lý: sử dụng sóng siêu âm, tia UV, tia X…
Phương pháp cơ học: nghiền hoặc xay với cát hoặc bột thủy tinh.
Phương pháp hóa học: sử dụng một số loại dung môi đặc hiệu như butanol, aceton, etylacetat…
Sau quá trình nghiền, enzyme sẽ được chiết rút bằng dung môi nước hoặc dung dịch muối trung tính hay dung dịch đệm phù hợp.
Bên cạnh đó để thu được enzyme amylase tinh khiết chúng ta cần phải có 1 giai đoạn loại bỏ những tạp chất như: protein phi enzyme, muối, glucide…
Amylase có công dụng gì?
Nhờ tác dụng giúp thủy phân các loại chất polysaccharide mà enzyme amylase thường được sử dụng với những công dụng và mục đích sau đây:
Giúp cho quá trình lên men thực phẩm được tối ưu hơn.
Làm thành phần cho một số loại bột giặt hay nước rửa bát giúp thủy phân các phần thức ăn thừa còn lại trên bát đũa, nồi chảo hay quần áo
Làm chất phụ gia cho một số loại thực phẩm.
Dùng làm thuốc trợ tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa thức ăn cũng như hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Ứng dụng của enzyme amylase trong đời sống
Trong đời sống của chúng ta hiện nay, enzyme amylase được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau:
Ứng dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống có cồn, bia rượu: amylase được dùng trong quá trình đường hóa tinh bột có trong các loại nguyên liệu như gạo hay lúa mạch.
Ứng dụng trong sản xuất bánh mì: bổ sung amylase vào giúp cho bánh mì nở xốp hơn. (chỉ số amylase)
Ứng dụng trong dệt may: giúp vải mềm mịn, dễ tẩy trắng, dễ bắt màu trong quá trình nhuộm.
Ứng dụng trong ngành dược phẩm: amylase có thể làm thành phần trong một số loại thuốc giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Ứng dụng trong sản xuất bột ngọt.
Ứng dụng trong sản xuất các loại tương, mạch nha, mật, hay đường glucose.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Bổ sung vào trong thức ăn để giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn.

Giá ích mẫu như thế nào?Perjantai 29.11.2024 06:37

Ích mẫu là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền. Dược liệu ích mẫu được làm từ các bộ phận của cây ích mẫu bao gồm: thân, cành và lá. Cây ích mẫu là một loài thực vật có tên khoa học là Leonurus japonicus, họ Bạc hà (Lamiaceae)

Vào khoảng tháng 5-6, khi cây bắt đầu ra hoa thì sẽ được thu hái để chế biến thành dược liệu. Cây ích mẫu chỉ cần sơ chế sạch bụi bẩn, cắt khúc rồi phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu.

Cao ích mẫu là chế phẩm của dược liệu ích mẫu được sản xuất bằng phương pháp nấu cao. Cao ích mẫu có ưu điểm hơn so với dược liệu ích mẫu là sử dụng tiện lợi, thời gian bảo quản được lâu hơn, hiệu quả mang lại tốt hơn. (cao ích mẫu giá bao nhiêu)

Các sản phẩm cao ích mẫu tại Việt nam thường được chia thành 2 loại là cao ích mẫu nguyên chất (trong thành phần chỉ có ích mẫu) và cao ích mẫu hỗn hợp (trong thành phần cho chứa ích mẫu kết hợp với 1 hoặc nhiều dược liệu khác).

Ngoài ra cao ích mẫu có thể được phân loại theo thể chất và hàm lượng độ ẩm bao gồm: cao lỏng, cao mềm, cao đặc và cao khô.

Cao ích mẫu có thể được chế biến từ nguồn nguyên liệu ban đầu là ích mẫu tươi hoặc ích mẫu khô. Quá trình sản xuất cao sẽ thường trải qua các giai đoạn chính bao gồm: giai đoạn sơ chế dược liệu, giai đoạn nấu cao dược liệu, giai đoạn lọc bỏ bã dược liệu, giai đoạn cô đặc dịch chiết và có thể có thêm giai đoạn sấy tùy thuộc vào loại cao.

Cao ích mẫu giá bao nhiêu 1kg?

Giá ích mẫu dạng cao trên thị trường hiện nay sẽ phụ thuộc vào từng loại sản phẩm từ chất lượng, nguồn gốc, dạng bào chế, quy cách đóng gói… Giá thành của các loại cao ích mẫu sẽ thường dao động trong khoảng vài trăm ngàn đồng 1 kg. Nhưng giá cao ích mẫu cũng có thể lên đến hàng triệu với sản phẩm có chất lượng cao.

Ngoài ra, giá cao ích mẫu cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng mua hàng, bán buôn hoặc bán lẻ. Số lượng cao ích mẫu mua hàng càng lớn thì giá thành sẽ càng được ưu đãi.

Cao ích mẫu có thể sử dụng trực tiếp để tăng cường sức khỏe hoặc ứng dụng làm thành phần sản xuất các loại sản phẩm dược phẩm và thực phẩm chức năng. Cao ích mẫu có tác dụng tăng cường sức khỏe dành cho đối tượng phụ nữ với nhiều công dụng tốt như:

Giúp hoạt huyết, sinh huyết mới, điều hòa kinh nguyệt.

Giúp trị tình trạng hậu sản, đau bụng sau sinh, sinh xong sản dịch ra không dứt.

Giúp lợi sữa, trị tình trạng tắc tia sữa trong giai đoạn cho con bú.

Giúp lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm.

Giúp an thần, giảm căng thẳng thần kinh.

Giúp kháng khuẩn, ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh. (cao khô ích mẫu)

Giúp kích thích tử cung, tăng co bóp tử cung, có thể dùng trong trường hợp phụ nữ bị sa tử cung.

Giúp hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn.

Mua cao ích mẫu nguyên chất ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường dược phẩm nói chung và thị trường cao dược liệu nói riêng có rất nhiều các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái tràn lan. Do đó chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ càng và chọn mua ở những đơn vị uy tín có thương hiệu trên thị trường.

Và một trong những đơn vị tốt nhất tại Việt Nam là Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen. Cao ích mẫu nguyên chất của thương hiệu Biogreen có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường:

Công nghệ chiết tách và sản xuất hiện đại, đặc biệt là công nghệ sấy phun sương giúp cho hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu đạt được ở mức tối ưu nhất.

Nguyên liệu tuyển chọn được nuôi trồng hữu cơ không hóa chất, không phân bón hóa học. (ích mẫu phá thai)
Papain là một enzyme tiêu hóa sinh học có rất nhiều ở trong tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội hiện nay. Làm thế nào để thu nhận được enzyme papain từ thiên nhiên để tinh chế rồi sử dụng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề này ở bài viết dưới đây nhé!

Cấu trúc hóa học và đặc tính sinh học của enzyme papain

Enzyme papain còn có một số tên gọi thường gặp khác như: papaya peptidase I, cysteine proteinase.

Nằm trong nhóm các enzyme protease, tác dụng chính của papain là xúc tác cho phản ứng thủy phân chất đạm, protein hay những phân tử sinh học có cấu trúc dạng polypeptide (papaya nghĩa là gì).

Cơ chế chính của phản ứng thủy phân protein là sự cắt đứt những liên kết peptid giữa các acid amin đơn phân tử. Do đó sản phẩm của phản ứng thủy phân thu được sẽ là những chuỗi peptide ngắn hơn hoặc các acid amin.

Điểm đặc biệt về cấu trúc hóa học của papain nói riêng và các protease nói chung là mặc dù có thể phân giải các phân tử protein nhưng bản chất chính của các enzyme này lại chính là protein. Theo phân tích của các nhà hóa học:

Papain có cấu trúc dạng protease thiol với thành phần các nguyên tố trong phân tử là khoảng 16% N, 1.2% S, còn lại đa phần là nguyên tố C và H.

Phân tử papain là một chuỗi polypeptide gồm khoảng 200 phân tử acid amin liên kết với nhau và có trọng lượng phân tử khoảng 20.900 Dalton.

Có khoảng 17 loại acid amin khác nhau cấu thành nên 1 phân tử enzyme papain, trong đó các acid amin có số lượng nhiều nhất là:

Glycine, Aspartic acid, Valine, Methionine và Alanine.

Hoạt tính sinh học của papain được phát huy tối ưu nhất trong điều kiện môi trường có nhiệt độ trong khoảng 50-57 độ C. Khoảng pH tối ưu là 5,5-7,0 mặc dù enzyme này có thể hoạt động được trong nhiều môi trường pH khác nhau (khoảng 3,5-8,0).

Về tính chất vật lý, sau khi được cô đặc và sấy về dạng bột thì papain thường có màu. Papain khá bền với tác động nhiệt và gần như không tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ nhưng tan một phần trong H2O hay glycerol.

Enzyme papain tự nhiên có ở đâu

Protease là nhóm enzyme tiêu hóa rất cần thiết cho các hoạt động sống của sinh vật nên có mặt ở rất nhiều nơi trong tự nhiên: từ các loài động vật, vi khuẩn, nấm, vi sinh vật đến một số loài thực vật…

Mặc dù là một protease nhưng enzyme papain trong tự nhiên lại không có nguồn gốc đa dạng như các protease khác (mua papain). Papain là một loại enzyme thực vật được tìm thấy chủ yếu ở cây đu đủ.

Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya. Đây là một loài cây có nguồn gốc từ vùng phía nam Mexico, phần phía đông của Trung Mỹ và phía Bắc của Nam Mỹ. Hiện nay giống cây này đã được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới và Việt Nam là một trong số những quốc gia có mật độ trồng đu đủ nhiều nhất.

Papain có trong nhựa của cây đu đủ từ thân, lá cho đến quả. Tuy nhiên, papain có hàm lượng cao nhất là ở trong quả đu đủ khi còn xanh.
Chính vì vậy mà quả đu đủ xanh thường được sử dụng để chiết tách và thu nhận enzyme papain.

Phương pháp thu nhận enzyme papain từ thiên nhiên

Để thu nhận enzyme papain từ thiên nhiên người ta sẽ sử dụng nhựa đu đủ. Nhựa của cây đu đủ nằm trong các ống dẫn nhựa có mặt và trải đều ở khắp toàn bộ cây trừ bộ phận rễ.

Giai đoạn đầu tiên cần làm là giai đoạn chiết lấy nhựa đu đủ. Các nhà sản xuất có thể thu mua lấy quả đu đủ xanh để ép lấy nhựa, tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng được 1 lần và có hiệu quả kinh tế kém nên không thường được áp dụng.

Phương pháp có hiệu quả kinh tế và năng suất cao hơn là phương pháp chiết lấy nhựa từ trên cây đu đủ sống:

Quá trình lấy nhựa thường diễn ra vào giai đoạn quả đu đủ còn xanh.
Khoảng thời gian lấy nhựa tối ưu nhất là vào sáng sớm. Lúc này lượng nhựa thu được sẽ cao hơn những thời điểm khác.

Để lấy được nhựa, người ta sẽ dùng dầu nhọn rạch vài đường dọc trên phần thân của quả đu đủ. Lưu ý là rạch vừa đủ, tránh rạch sâu vì sẽ dễ bị lẫn dịch nước và tinh bột.

Thu lấy nhựa bằng lọ, can hoặc xô. Sau đó đập kín vào bảo quản ở nhiệt độ thấp trong phòng tối, không có ánh sáng mặt trời.

Trong nhựa của đu đủ, ngoài enzyme papain ra còn có nhiều thành phần tạp chất và các enzyme khác. Do đó cần phải có giai đoạn tách chiết và tinh chế sau đó thì mới thu được enzyme papain tinh khiết.
Công ty cổ phần hóa dược công nghệ sinh học Biogreen
Công nghệ sấy phun sương là một phương pháp sấy hiện đại nhất hiện nay giúp chuyển dịch cao lỏng (dung dịch, huyền phù, nhũ tương) thành bột khô siêu mịn. Biogreen ứng dụng cong nghe say phun suong cho ra những bột dược liệu siêu mịn, có hàm lượng hoạt chất cao.

1. Công nghệ sấy phun sương là gì?

Sấy phun sương là phương pháp sấy hiện đại ứng dụng công nghệ cao, tạo ra thành phẩm bột sấy khô chất lượng cao từ dạng dung dịch lỏng (cao lỏng, nhũ tương, dịch ép) chỉ trong vài giây.

Trước đây, quá trình làm bột phải trải qua rất nhiều công đoạn từ dịch chiết được cô thành cao đặc (90%) trải qua giai đoạn sấy nhiệt, sấy thăng hoa hoặc sấy lạnh. Thời gian sấy tương đối kéo dài từ 8 đến 36 tiếng tuỳ theo phương pháp sấy. Cao nguyên liệu sau khi được sấy khô sẽ được nghiền thành bột khô. Các phương pháp sấy khô cũ tiêu tốn nhiều thời gian và thời gian tiếp xúc với nhiệt kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng, đặc biệt là những hoạt chất bị biến đổi bởi nhiệt.

Phương pháp sấy phun sương giúp khắc phục được những nhược điểm này. Do thời gian sấy khô ở nhiệt độ cao từ 160-180°C, bụi sương tiếp xúc với khí nóng chỉ trong khoảng 7-8s đã khô tạo thành khối bột mịn.

Sấy phun sương là phương pháp lý tưởng cho sản xuất bột khô, đảm bảo tiêu chuẩn về độ ẩm, mật độ và hình thái hạt, thường được ứng dụng trong các sản phẩm như bột cao dược liệu, cà phê hòa tan, sữa bột và bột trứng. Rút ngắn thời gian sấy khô, giảm thiểu chi phí vận hành và hạn chế tối đa sự biến đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng của cao.

2. Ưu điểm vượt trội của công nghệ sấy phun sương

2. 1. Tốc độ sấy nhanh

Công nghệ sấy phun sương có khả năng sấy khô các dung dịch hoặc hỗn hợp lỏng thành dạng bột mịn trong thời gian rất ngắn. Với tốc độ quay ly tâm cực kỳ lớn, phân tán dịch thành các bụi sương nhỏ, khi tiếp xúc với các dòng khí nóng ở nhiệt độ cao (160-180°C) sẽ nhanh chóng khô lại đi xuống đáy tháp. Phương pháp này chỉ cần 7-8s để tạo ra các bột cao khô, trong khi các phương pháp sấy nhiệt thông thường khác có thể mất nhiều giờ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.

2.2. Hàm lượng hoạt chất cao

Với phương pháp sấy phun sương, nguyên liệu được phân tán dưới dạng các hạt nhỏ trong không khí nóng, làm cho nhiệt độ tác động lên sản phẩm được phân bố đều. Nhờ vậy, các hoạt chất nhạy cảm với nhiệt như vitamin, enzyme, và các hoạt chất sinh học trong dược phẩm ít bị chịu tác động bởi nhiệt hơn so với sấy nhiệt trực tiếp. Do đó, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm và dược phẩm, nơi mà việc bảo vệ các thành phần dinh dưỡng và dược tính là yếu tố then chốt. (cao duoc lieu)

2.3. Bột mịn và đồng nhất

Công nghệ sấy phun sương cho phép tạo ra các hạt bột có kích thước đồng đều, bột mịn và dễ hòa tan. Điều này thuận tiện cho quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng, đặc biệt là đối với các sản phẩm như sữa bột, cà phê hòa tan, hoặc thuốc bột. Khả năng kiểm soát kích thước hạt cũng giúp cải thiện các đặc tính cơ lý của sản phẩm, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

3. Biogreen ứng dụng công nghệ sấy phun sương trong bào chế cao khô bột dược liệu

Với tốc độ sấy khô nhanh, giữ được tối đa hàm lượng hoạt chất, màu sắc và mùi vị. Biogreen đã ứng dụng công nghệ sấy phun sương vào trong bào chế cao khô bột dược liệu. Đặc biệt, Biogreen còn phun được bột cao khô dược liệu từ dịch chiết tươi, hạn chế sự phân huỷ hay biến đổi hoạt chất từ quá trình tách tiết, đảm bảo giữ được hoạt chất tối ưu.

Chất lượng bột cao dược liệu của Biogreen đảm bảo:

Bột mịn, kích thước hạt đồng đều và ổn định, tăng cường khả năng hòa tan và sinh khả dụng của dược liệu.

Độ ẩm cực thấp, không vượt quá 5%, dễ dàng bảo quản và vận
chuyển.

Hàm lượng hoạt chất có hoạt tính sinh học cao, hạn chế sự thuỷ phân của các thành phần nhạy cảm với nhiệt.

Hiện nay, Biogreen đã và đang phát triển hơn 300 loại cao khô dược liệu phun sương như cao khô rau má, cao khô diếp cá, cao khô lá mơ… với hàm lượng hoạt chất sinh học cao. Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng sản phẩm tốt nhất, ứng dụng công nghệ cao, đạt chuẩn quốc tế với dây chuyền sản xuất hiện đại.

Việc ứng dụng công nghệ sấy phun sương vào bào chế cao khô bột dược liệu là một bước tiến quan trọng của Biogreen, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Uống trà đông trùng hạ thảo có tác dụng gì tốt cho sức khỏe? Uống vào thời điểm nào trong ngày mang lại hiệu quả tốt nhất? Uống nhiều có tác dụng phụ gì không? Nếu bạn đang thắc mắc về những vấn đề kể trên thì hãy đọc ngay bài viết này để có được câu trả lời chính xác nhé!

Uống trà đông trùng hạ thảo có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý không chỉ bởi nguồn gốc đặc biệt của nó mà còn bởi vô số những công dụng và lợi ích mang lại cho người sử dụng. Đông trùng hạ thảo là một loại trùng thảo được tạo nên từ sự cộng sinh của các loài nấm thuộc chi cordyceps trên cơ thể của ấu trùng sâu bướm thuộc chi Thitarodes.

Uống trà đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Uống trà ĐTHT sẽ không những giúp bồi bổ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Cụ thể, uống trà đông trùng hạ thảo có tác dụng gì sẽ có những tác dụng là:

Tác dụng phòng ngừa bệnh lý: uống trà đông trùng hạ thảo với hàm lượng đủ đều đặn mỗi ngày sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh lý trên thận như suy thận, viêm thận… (uống trà đông trùng hạ thảo có tác dụng gì)

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý: đông trùng hạ thảo còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau như: bệnh ung thư, bệnh lý tại thận, bệnh lý tim mạch, bệnh tiểu đường…

Giúp bồi bổ cơ thể: đông trùng hạ thảo có thành phần bao gồm 17 loại acid amin tự nhiên cùng các loại vitamin và khoáng chất quan trọng là nguồn bổ sung cần thiết cho cơ thể giúp các cơ quan bộ phận cũng như các hoạt động chức năng sinh học được diễn ra một cách ổn định và khỏe mạnh. Tác dụng này của đông trùng hạ thảo đặc biệt hiệu quả cho những người bị suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng hay người mới ốm dậy.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có một số tác dụng quan trọng khác như: giúp chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết, tăng cường chức năng sinh lý…

Nên uống trà đông trùng hạ thảo vào lúc nào?

Trà đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng để có được hiệu quả tốt cần phải biết cách sử dụng và dùng đúng thời điểm trong ngày.

Cách pha trà đông trùng hạ thảo cũng gần như tương tự với cách pha
các loại trà thông thường khác, bạn chỉ cần chú ý một vài điều quan trọng sau đây:

Không dùng nước sôi với nhiệt độ quá cao vì sẽ ảnh hưởng đến làm lượng dưỡng chất ở trong đông trùng hạ thảo. Nhiệt độ tối ưu nhất để hàm trà đông trùng hạ thảo là khoảng 70°C, hãm trong khoảng 5 – 7 phút là có thể uống được.

Sau khi uống hết nước trà thì nên ăn cả phần bã đông trùng hạ thảo vì vẫn còn lại một số dưỡng chất tốt, không nên bỏ đi gây lãng phí.

Mỗi lần pha trà sử dụng khoảng 1 gam dược liệu đông trùng hạ thảo khô là phù hợp (tương ứng với khoảng 5 – 7 sợi đông trùng hoặc 2 – 3 con loại ký chủ). Tránh dùng quá nhiều lãng phí gây thừa chất không tốt cho sức khỏe. (bột đông trùng hạ thảo có tác dụng gì)

Uống trà đông trùng hạ thảo vào lúc nào? Trong 1 ngày, uống trà đông trùng hạ thảo tốt nhất là vào 2 thời điểm:

Buổi sáng, sau khi ăn sáng khoảng 1 – 2 giờ.

Buổi chiều, sau khi ăn trưa khoảng 2 – 3 giờ.

Tránh uống trà đông trùng hạ thảo vào thời điểm buổi tối, sau khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ vì không mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa uống nhiều trà vào thời điểm này có có thể gây ra tình trạng tiểu đêm và mất ngủ.

Uống trà đông trùng hạ thảo nhiều có tác dụng phụ gì không?

Đông trùng hạ thảo mặc dù là một loại dược liệu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên an toàn lành tính nhưng việc sử dụng với hàm lượng quá nhiều mỗi ngày và kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe dễ gây ra tình trạng thừa chất và tăng cân.

Hơn nữa, đông trùng hạ thảo cũng không nên sử dụng cho một số trường hợp sau đây:

Người chuẩn bị phẫu thuật hay mổ

Trẻ em dưới 12 tuổi: trẻ em dưới 5 tuổi không dùng được đông trùng hạ thảo, còn trong độ tuổi 5 – 12 tuổi có thể sử dụng được nhưng với một lượng ít và không dùng kéo dài nhiều ngày.

Người đang mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: mặc dù không có tác dụng phụ gì gây hại nhưng đây là những thời kỳ nhạy cảm ở chị em phụ nữ cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia, tránh sử dụng một cách bừa bãi.

Biogreen

Trong thực phẩm nào có Bromelain?Perjantai 08.11.2024 08:34

Bromelain là một trong số những enzyme thực vật có nhiều ưu điểm vượt trội và được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội. Bromelain được thu nhận từ đâu, có trong những thực phẩm nào? Công dụng và ứng dụng của Bromelain là gì? Mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Bromelain là chất gì?

Bromelain là một hợp chất sinh học thuộc nhóm enzyme tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Cụ thể thì bromelain là một loại enzyme protease hay proteinase với đặc điểm chính là khả năng xúc tác cho phản ứng phân giải chất đạm protein thành các đoạn peptide mạch ngắn hoặc thành sản phẩm cuối cùng là các acid amin đơn phân tử.
Bromelain lần đầu được biết đến là vào năm 1891 thông qua một nghiên cứu của nhà hóa học Vicente Marcano người Venezuela.
Một số đặc điểm khác của enzyme bromelain bao gồm:
Ở khoảng 40 độ C thì bromelain vẫn có thể hoạt động được với hiệu suất lên đến hơn 80%.
Trong điều kiện nhiệt độ phòng trung bình khoảng 25 độ C, Bromelain vẫn có thể hoạt được tốt nếu hàm lượng ở mức cao.
Có khả năng tan tốt ở trong dung môi nước.
Nhiệt độ tối ưu nhất để bromelain hoạt động hiệu quả là khoảng 50-60 độ C.
Tồn tại ở dạng bột có màu từ trắng đến trắng ngày ở trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
(bromelain trong dứa)

Bromelain thu nhận từ đâu, có trong thực phẩm nào?

Bromelain có trong thực phẩm nào? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì enzyme bromelain trong tự nhiên thường có mặt ở trong các loài thực vật thuộc họ Dứa Bromeliaceae. Cũng chính bởi vậy mà enzyme này mới được đặt với tên gọi là “bromelain”.
Trong các loài thực vật họ Bromeliaceae thì dứa là loài cậy được sử dụng chủ yếu để chiết xuất bromelain. Nguyên nhân là bởi dứa có sản lượng rất lớn ở trên thế giới, đồng thời hàm lượng bromelain trong dứa cũng rất cao, có mặt ở trong hầu hết các bộ phận của cây dứa từ rễ, thân, lá cho đến quả.
Bromelain thu nhận từ đâu? Hai bộ phận chính của cây dứa thường được dùng để thu nhận bromelain là phần thân hoặc quả. Quy trình sản xuất bromelain sẽ bao gồm một số bước cơ bản sau đây:
Sơ chế, làm sạch nguyên liệu dứa.
Xay nhuyễn nguyên liệu.
Lọc bỏ bã.
Ly tâm để tách lấy bromelain.
Cô đặc rồi lọc tiếp để thu nhận bromelain tinh khiết hơn.
Sấy phun đê thu được bromelain dạng bột.
(bán bromelain)

Tác dụng của enzyme Bromelain trong dứa với sức khỏe

Các nghiên cứu khoa học kết hợp với thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh nhiều công dụng của bromelain cho sức khỏe của con người nếu được sử dụng đúng cách, đó là:
Giúp phòng ngừa sự tích các mảng bám ở thành động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Giúp chống viêm, giảm sưng đau tương tự như một số thuốc chống viêm như: ibuprofen, naprofen, diclofenac và piroxicam.
Giúp giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu do ăn nhiều chất đạm gây ra, giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa thường gặp.
Giúp tăng cường chức năng tiêu hóa: bromelain có khả năng thủy phân protein nên giúp tăng hoạt động tiêu hóa và hấp thu chất đạm vào trong cơ thể.

Ứng dụng của enzyme bromelain trong đời sống

Enzyme bromelain với đặc tính sinh học protease cùng nhiều ưu điểm và lợi ích cho sức khỏe nên có thể ứng dụng được trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống:
Trong công nghiệp thuộc da: bromelain có thể dùng trong các giai đoạn làm sạch lông, làm mềm da trước khi nhuộm màu.
Trong lĩnh vực xử lý rác thải, bảo vệ môi trường: bromelain có thể giúp phân giải một số loại chất thải hoặc rác thải trước khi đưa ra ngoài môi trường, giúp giảm thiểu ô nhiễm.
Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm: bromelain được dùng trong quá trình chế biến một số loại sản phẩm, chế biến phẩm từ thịt cá, chế biến sữa, bánh quy, bánh mỳ, bơ thực vật…
Trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản: bromelain có thể ứng dụng để thay thế một số enzyme protease khác trong thức ăn chăn nuôi và trong các sản phẩm xử lý môi trường vật nuôi.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm chăm sóc da: bromelain có thể làm thành phần trong một số sản phẩm làm trắng, làm đẹp da.
Trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khỏe: bromelain có thể được dùng để sản xuất một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng dành cho người bị viêm xoang, viêm đường hô hấp, viêm khớp hay những người gặp vấn đề về tiêu hóa, rối loạn hoạt động tiêu hóa…
Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen
Papain là một enzyme sinh học có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, rất phù hợp cho những đối tượng có hệ tiêu hóa kém. Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất tại đường tiêu hóa. Vậy người bệnh viêm đại tràng bổ sung enzyme papain có tốt không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết này nhé!

Viêm đại tràng và những nỗi khổ sở của người bệnh

Đại tràng là phần cuối cùng của hệ tiêu hóa, nằm trong khoang bụng ở vị trí nối ruột non với hậu môn. Chức năng chính của đại tràng là chứa chất cặn bã còn lại của thức ăn chuyển hóa thành phân và thải ra ngoài.

Do thường xuyên phải chứa chất cặn bã cùng với hệ thống vi sinh vật phát triển rất mạnh ở trong nên đại tràng của chúng ra rất dễ xảy ra những tình trạng rối loạn bất thường. Và viêm đại tràng là một trong những vấn đề thường gặp nhất.

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa với đặc trưng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc đại tràng. Ban đầu viêm nhiễm sẽ xảy ra một vài lần ở mức độ nhẹ, nếu không được điều trị đúng cách cũng như xử lý kịp thời thì viêm đại tràng sẽ ngày càng nặng, tái phát liên tục và trở thành bệnh mạn tính. (mua enzyme papain)

Người bệnh viêm đại tràng sẽ thường xuyên phải khổ sở với những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Những triệu chứng đó là:

Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng chướng hơi, ăn không tiêu, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.

Rối loạn đại tiện: thường gặp nhất là tình trạng tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng, phân sống. Có một vài trường hợp gặp phải tình trạng ngược lại là táo bón, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Cảm giác buồn đi ngoài thường xuyên, đi ngoài xong sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Đau bụng âm ỉ: mặc dù đau chỉ ở mức độ nhẹ không quá nặng nhưng đau dai dẳng kéo dài cả ngày.

Nếu để tình trạng viêm đại tràng kéo dài sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị suy kiệt, sụt cân nhanh chóng, Hơn nữa nếu không được điều trị đúng cách bệnh còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: thủng đại tràng, hoại tử hay ung thư đại tràng…

Người bệnh viêm đại tràng có nên bổ sung papain không?

Papain là một enzyme sinh học được sử dụng phổ biến trong đời sống của chúng ta hiện nay. Enzyme này có nguồn gốc chiết xuất từ nhựa của quả đu đủ xanh.

Với tính năng chính là phân giải liên kết peptide, thủy phân chất đạm protein thành những chuỗi peptide ngắn và acid amin, papain mang lại khá nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của papain là công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. (enzyme papain là gì)

Papain đặc biệt có lợi cho những người tiêu hóa kém, hay những đối tượng đang gặp vấn đề tại đường tiêu hóa. Người bệnh viêm đại tràng sử dụng papain sẽ có được những lợi ích sau đây:

Giúp phục hồi tổn thương tại niêm mạc đại tràng nhanh hơn.

Giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm các triệu chứng đầy bụng chướng hơi, rối loạn tiêu hóa.

Giúp kháng khuẩn: papain có thể phá hủy lớp protein bảo vệ một số tế bào nấm và virus, nên sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm xảy ra do những tác nhân này gây nên.

Giúp chống viêm, giảm đau: papain có thể phá vỡ các phức hợp miễn dịch gây viêm trong cơ thể nên sẽ làm giảm quá trình viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc đại tràng, từ đó hạn chế được tình trạng đau bụng khó chịu ở người bệnh.

Do đó, người bệnh viêm đại tràng hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung enzyme papain để hỗ trợ điều trị một cách tốt hơn, nhanh chóng phục hồi lại tình trạng sức khỏe như ban đầu.

Papain và rất nhiều ứng dụng hữu ích khác

Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, papain còn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề nữa, đó là:

Ứng dụng trong ngành thuộc da: giúp loại bỏ lông, làm mềm da, giúp da dễ nhuộm màu. (papaya là gì)

Ứng dụng trong sản xuất các chất tẩy rửa vệ sinh: nước rửa chén, bột giặt, nước lau sàn, lau bếp…

Ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ tiêu hóa cho động vật.

Ứng dụng trong chế biến nông sản: papain giúp thủy phân protein thực vật trong các loại nông sản như đậu nành, lúa mì, đậu Hà Lan, đậu, ngô, lúa mạch…

Ứng dụng trong ngành chế biến thịt: giúp làm mềm thịt, cải thiện chất lượng và độ ngon của các loại sản phẩm chế biến từ thịt.

Ngoài ra, papain còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác như: sản xuất bia rượu, bánh mỳ, bánh nướng, mỹ phẩm làm đẹp da
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng. Chiết xuất từ thực vật, với vô vàn lợi ích cho làn da, đã trở thành một trong những thành phần không thể thiếu trong các công thức mỹ phẩm hiện đại.

1. Tại sao chiết xuất mỹ phẩm thực vật lại tốt cho da?

Chiết xuất thực vật là quá trình tách chiết, lấy các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các bộ phận của cây như lá, hoa, quả, rễ… Các hợp chất này thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất, antioxidant và các hợp chất hữu cơ khác có lợi cho da:

Cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào như vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác, giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, cải thiện độ đàn hồi và tăng cường hàng rào bảo vệ da.

Tăng cường độ ẩm: Một số loại chiết xuất thực vật có khả năng giữ ẩm tốt, giúp da luôn mềm mịn và căng mọng.

Tái tạo tế bào da, giúp da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh.

Có tác dụng kháng khuẩn, làm sáng da. Các nghiên cứu đã chứng minh, dịch chiết nhân sâm có công dụng ức chế tyrosinase, ngăn chặn sự hình thành hắc sắc tố melanin. Điều này giúp làm mờ các vết thâm nám, tàn nhang, giúp da trắng sáng hơn.

Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ: Các antioxidant có trong chiết xuất thực vật giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da và bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường. Chẳng hạn như trong dịch chiết trà xanh, có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, điển hình là EGCG, bảo vệ da khỏi các tác nhân oxy hóa và tác hại của tia UV, kích thích sản sinh collagen, tái tạo làn da.

Ngoài ra, chiết xuất dược liệu còn có rất nhiều công dụng khác đối với làn da như làm dịu, giảm viêm và kích ứng da…

2. Thế nào là chiết xuất mỹ phẩm lành tính, hiệu quả?

Một chiết xuất mỹ phẩm được đánh giá là an toàn, chất lượng cần đảm bảo các yếu tố: Không gây hại cho da, có chứa hoạt tính sinh học, tác dụng được chứng minh qua các thử nghiệm và độ tinh khiết cao (dịch chiết trong, loại bỏ hoàn toàn tạp chất và dung môi). Dưới đây là những tiêu chí đánh giá độ an toàn, hiệu quả của chiết xuất mỹ phẩm.

2.1. Cảm quan

Độ trong: Dịch chiết lý tưởng nên trong suốt, không nên có các hạt lợn cợn hoặc chất lắng cặn.

Màu sắc phụ thuộc vào loại thực vật được chiết xuất. Tuy nhiên, màu sắc nên ổn định và không bị thay đổi theo thời gian.

Mùi đặc trưng cho loại thực vật đó. Hiện nay, hương thơm tự nhiên từ dược liệu cũng được người dùng ưa chuộng hơn so với các mùi hương tổng hợp.

2.2. Độ tinh khiết

Chiết xuất dược liệu có độ tinh khiết cao cần đảm bảo có hoạt tính sinh học cao, loại bỏ được hoàn toàn các dung môi hữu cơ và tạp chất khác có thể gây kích ứng da.

Khi chiết xuất mỹ phẩm có độ tinh khiết càng cao thì sẽ càng phát huy được tối đa tác dụng của chất hoạt tính sinh học, không chỉ mang lại tác dụng tốt đối với người sử dụng mà còn đảm bảo độ an toàn. Bởi nếu chiết xuất mỹ phẩm bị lẫn tạp chất thì không chỉ làm giảm hiệu quả của sản phẩm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng, dị ứng hoặc xảy ra tương tác khi kết hợp với các thành phần khác. Đặc biệt trong việc phối trộn dược liệu, độ tinh khiết cao giúp giảm thiểu rủi ro tương tác giữa các thành phần trong công thức bào chế.

2.3. Đánh giá hoạt tính

(bột nguyên liệu mỹ phẩm)

Thử nghiệm in vitro: Các thử nghiệm này được thực hiện trên tế bào hoặc mô để đánh giá khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, làm trắng da, kích thích sản sinh collagen… của chiết xuất.

Thử nghiệm trên động vật: Mặc dù không còn được khuyến khích, nhưng một số trường hợp vẫn sử dụng thử nghiệm trên động vật để đánh giá hiệu quả của chiết xuất.

Thử nghiệm lâm sàng: Đây là cấp độ cao nhất của thử nghiệm, được thực hiện trên các tình nguyện viên để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng trên da người.

Các đánh giá thử nghiệm là chìa khóa quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng và loại bỏ những rủi ro kích ứng, dị ứng, đảm bảo nguồn nguyên liệu mỹ phẩm an toàn, hiệu quả.

2.4. Các tiêu chí khác

Nguồn gốc nguyên liệu: Dược liệu được thu hái đúng loài, chủng loại, ưu tiên tại các cơ sở nuôi trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng hoá chất độc hại.

Quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.

Sản phẩm có chứng nhận chất lượng, đảm bảo nồng độ hoạt chất.

3. Chiết xuất mỹ phẩm Biogreen – Cam kết chất lượng, thuần khiết thiên nhiên

Với khát vọng mang đến những chiết xuất mỹ phẩm tiêu chuẩn chất lượng cao, Biogreen đã tập trung vào việc bảo toàn tối đa hoạt chất bằng cách chiết xuất dược liệu ở nhiệt độ thấp, giúp giảm thiểu tối đa quá trình biến đổi hoạt chất có trong thực vật, đặc biệt là những thành phần nhạy cảm với nhiệt.

Đối với một số loại dược liệu, Biogreen ứng dụng công nghệ loại màu,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối trộn các dạng bào chế khác nhau mà không ảnh hưởng đến tác dụng của dịch chiết và màu sắc của mỹ phẩm bào chế.

Với quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, khâu bảo quản chặt chẽ, đảm bảo nguyên liệu giữ được màu sắc tự nhiên, độ tinh khiết cao. (bán cao dược liệu)

Bột dược liệu của Biogreen có thể được sấy khô ngay từ dịch chiết tươi bằng công nghệ sấy phun sương, hạn chế được tối đa quá trình oxy hóa của các quá trình tách chiết. Đảm bảo bột dược liệu giữ được màu sắc, độ ổn định và hoạt tính của hoạt chất.

Chiết xuất dược liệu của Biogreen sau khi được bào chế, được đem đánh giá hoạt lực tác dụng như tác dụng chống oxy hoá, làm trắng da, kháng khuẩn,… với phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2017.

Nguồn nguyên liệu được kiểm tra chặt chẽ, tuyển chọn từ những vườn dược liệu nuôi trồng và thu hái đảm bảo chất lượng, không chứa hoá chất độc hại.

Bán bromelain ở đâu?Perjantai 11.10.2024 13:19

Enzyme Bromelain là gì và tác dụng của Bromelain như thế nào? Bromelain là một enzyme thủy phân protein có nguồn gốc tự nhiên, kích thích các hoạt chất hoạt động trong cơ thể. Hoạt động của enzym trong cơ thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch và làm chậm quá trình đông máu của tiểu cầu.

Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh bromelain có tác dụng giảm sưng, chống viêm như một số các loại thuốc: ibuprofen, naprofen, diclofenac và piroxicam, Enzyme cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm xoang, viêm đường hô hấp và một số bệnh liên quan đến đau thắt ngực.

Bromelain giúp tiêu hóa protein bằng cách thủy phân liên kết peptide giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Nó đặc biệt hiệu quả khi dùng kết hợp cùng một số các loại enzyme tiêu hóa khác. (hoạt chất bromelain)

Ứng dụng của Enzyme Bromelain

Trong ngành dược, enzyme bromelain được sử dụng làm thành phần để bào chế các thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Giảm đau dạ dày, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa. Enzyme cũng thường được sử dụng kết hợp cùng một số loại enzyme khác để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng một cách đơn giản, dễ dàng

Điều trị các triệu chứng viêm xoang và giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp (bán enzyme)

Hỗ trợ trong các trường hợp đau nhức xương khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

Trong các ngành công nghiệp khác, Bromelain cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng

Không chỉ được ứng dụng trong y học, bromelain còn được ứng dụng trong công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp thuộc da hay trong chế biến sữa. Hiện nay, bromelain còn được sử dụng trong sản xuất phân bón hữu cơ an toàn cho nông nghiệp.

Ứng dụng bromelain trong công nghiệp chế biến thực phẩm

Bromelain thêm vào bột bánh mì để làm giảm gluten, cải thiện hương vị và chất lượng của bánh quy và bánh mì.

Bromelain thủy phân các protein trong thịt làm thịt mềm hơn, dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Nó được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm đóng hộp

Bromelain còn được sử dụng trong sản xuất bơ thực vật, làm nước ép táo, cung cấp thức ăn dễ tiêu hóa cho các bệnh nhân kém hấp thu và bổ sung hương vị cho các loại thực phẩm khác (các enzym tiêu hóa)

Sản phẩm Enzyme Bromelain sản xuất bởi Công ty Cổ phần Hóa Dược và Công Nghệ Sinh Học Biogreen

Để dễ dàng ứng dụng những công dụng vô cùng lớn của Enzyme Bromelain trong ngành dược phẩm, Công ty Cổ phần Hóa Dược và Công Nghệ Sinh Học Biogreen đã ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm Enzyme với giá thành hợp lý nhất đảm bảo an toàn, hiệu quả, giữ nguyên trọn vẹn dược tính

Đặc điểm Enzyme Bromelain dạng bột

Thành phẩm ở dạng bột màu trắng mịn, đồng nhất, mùi đặc trưng. Sản phẩm tan hoàn toàn trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ. Hàm lượng: 500IU, 2000IU, 2400 GDU. Xuất xứ: Việt Nam. Đóng túi 1kg, 2kg, 5kg và theo yêu cầu của khách hàng. Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất. Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Ăn rau má nhiều có tốt không?Perjantai 04.10.2024 11:45

Rau má có những công dụng gì tốt cho sức khỏe? Rau má là loài cây thảo mọc bò rất phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam… hay các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và vùng Trung Đông.

Tai Việt Nam rau má không chỉ được dùng đơn thuần như một loài rau ăn hằng ngằy, loài cây này còn được coi là một loại thảo dược và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, rau má có vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu… có thể dùng trong các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amydal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, mụn nhọt, lở ngứa…(cao rau má)

Theo các nhà khoa học, rau má nếu dùng đúng cách với liều lượng hợp lý sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tốt chi sức khỏe, đó là:

Giúp hỗ trợ hệ tim mạch: rau má giúp kích thích lưu thông máu, ổn định hoạt động chức năng của thành mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn

Giúp làm mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể: rau má có nhiều dưỡng chất tốt cho gan, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh: hàm lượng chất xơ cao trong rau má rất cần thiết cho đường ruột của chúng ta, giúp ruột co bóp và hấp thu chất dinh dưỡng ổn định, phòng ngừa tình trạng viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, táo bón…

Giúp phục hồi các vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo lại vùng tổn thương trong cơ thể.

Ăn rau má nhiều có tốt không?

Giống như hầu như tất cả các loại thảo dược khác việc lạm dụng sử dụng một cách quá nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe. Mặc dù rau má có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cần phải sử dụng đúng cách với hàm lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều (rau má ăn nhiều có tốt không).

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nhớ để sử dụng rau má một cách hiệu quả nhất:

Hàm lượng rau má sử dụng 1 ngày sẽ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của từng người liên quan nhiều đến độ tuổi, cân nặng, cũng như là tình trạng sức khỏe. Hàm lượng rau má tươi nên sử dụng mỗi ngày với một người trưởng thành bình thường là khoảng 40g.

Không nên sử dụng liên tục hằng ngày kéo dài quá 1 tháng. Trong trường hợp bạn muốn dùng nhiều thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Bên cạnh đó, nếu nằm trong số những trường hợp đặc biệt sau đây, bạn không nên dùng rau má:

Người đang bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng: vì rau má có tính mát và nhuận tràng nên nếu dùng sẽ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.

Đang dùng các thuốc điều trị tây y như: thuốc tiểu đường, thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… vì rau má có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Phụ nữ trước và trong khi mang thai: vì rau má có tính hàn nhẹ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thụ thai cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sảy thai.

Cách sử dụng rau má hiệu quả

Rau má có thể sử dụng đơn giản bằng những cách thông thường như: xào, nấu canh, làm sinh tố, nước ép…

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian sử dụng rau má để trị bệnh trong y học cố truyền mà mọi người có thể tham khảo:

Dùng để đắp ngoài da trị các trường hợp vết thương do va đập, ngã, bong gân, mụn nhọt… dùng khoảng 200g rau má giã nhỏ cùng với 3g muối ăn rồi đắp lên vết thương (nguyên liệu cao dược liệu).

Bài thuốc trị các chứng chảy máu như: chảy máu mũi, chảy máu chân răng… dùng 30g rau má cùng 15g cỏ nhọ nồi, 15g trắc bách diệp sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị cảm nắng, say nắng: rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc trị thống kinh, đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: dùng 30g rau má, 8g ích mẫu, 12g hương nhu, 16g hậu phác sắc với nước.