Nám da là bệnh gì? Tình trạng da xuất hiện những mảng sẫm màu nhỏ hoặc lớn với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau được gọi là tình trạng nám da.
Nhiều người thường lầm tưởng rằng nám da chỉ xảy ra ở phụ nữ, nhưng thực tế vấn đề da liễu này hoàn toàn có thể gặp phải ở nam giới. Theo nghiên cứu của viện da liễu Hoa Kỳ, 90% những người bị nám da là phụ nữ, còn lại 10% là nam giới.
Nám da hay bị nhầm lẫn với tình trạng tàn nhang, nhưng chỉ cần chú ý một chút là chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được. Tàn nhang thường là những đốm sẫm màu có kích thước nhỏ, thường là nhiều nốt chấm nhỏ tập trung lại với nhau. Còn nám là những vết lớn hơn, thậm chí có thể là một mảng lớn da bị sẫm màu.
Theo lý thuyết thì nám da có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên theo thực trạng thì đa phần nám da xuất hiện ở trên mặt bao gồm: vùng má, sống mũi, cằm và trán. Ngoài ra nám da cũng hay xảy ra ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như: cổ, vai, bàn tay, cẳng tay…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da
Nếu thiếu kiến thức về da liễu thì đa số chúng ta đều cho rằng nguyên nhân nám da là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Tuy nhiên theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho da xuất hiện những mảng nám sẫm màu bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da xuất phát từ bên trong cơ thể là:
Do di truyền: các mã gen quy định sự phân bố các sắc tố melanin ở trên da có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nám da từ lúc bẩm sinh.
Do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: nguyên nhân này thường xảy ra ở phụ nữ trong các thời kỳ cơ thể có nhiều sự thay đổi như: giai đoạn mang thai, sau khi sinh nở hay thời kỳ tiền mãn kinh.
Do tình trạng căng thẳng, stress kéo dài: stress là nguyên nhân thúc đẩy các gốc tự do có hại hình thành trong cơ thể, trong đó có nhiều gốc tự do tác động đến da khiến da bị sẫm màu và có thể hình thành những mảng nám.
Do một số bệnh lý ảnh hưởng đến nội tiết như: bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên hay bệnh tại buồng trứng…
Do cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng như chì, thủy ngân
Còn các tác nhân bên ngoài có thể là nguyên nhân gây ra nám da là:
Tia UV trong ánh nắng mặt trời: vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, nhất là những thời điểm nắng gắt có cường độ UV cao sẽ kích thích tế bào biểu bì sản sinh ra nhiều hắc tố melanin gây ra nám.
Môi trường ô nhiễm: các hóa chất độc hại trong không khí tiếp xúc với da sẽ làm rối loạn các sắc tố da ở lớp biểu bì.
Sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến nội tiết hormon như: thuốc tránh thai, các hormon bổ sung cho cơ thể (estrogen, progesterone)…
Phương pháp trị nám da hiệu quả
Nếu các trường hợp có nguyên nhân nám da là do quá trình mang thai và sinh nở thì đa phần sẽ tự hết sau một khoảng thời gian sau đó khi cơ thể tự điều chỉnh và cân bằng lại hormon nội tiết.
Nếu trường hợp nám da do nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài cơ thể thì việc đầu tiên cần phải làm là hạn chế tối đa những nguyên nhân này:
Ngăn ngừa da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bao gồm các biện pháp: mặc áo chống nắng, đội mũ, che ô, bôi kem chống nắng…
Dừng sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến hormon nội tiết trong cơ thể.
Hạn chế đến những nơi có môi trường không khí bị ô nhiễm
Các phương pháp trị nám da có thể được sử dụng và giúp làm sáng da là:
Sử dụng các loại thực phẩm giàu glutathione (chất chống oxy hóa mạnh, đẩy lùi các gốc tự do, ngăn ngừa sắc tố melanin hình thành trên da): măng tây, bơ, dâu tây, súp lơ, trà xanh, dưa chuột…
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C và E giúp làm sáng da, đẹp da
Sử dụng các loại thuốc điều chỉnh hormon trong cơ thể với những trường hợp nám da do rối loạn nội tiết nặng.
Sử dụng các loại kem bôi đặc hiệu cho nám, làm mờ nám và làm trắng da.
Ngoài ra, nếu các biện pháp thông thường không hiệu quả thì có thể sử dụng các biện pháp can thiệp như: dùng laser, phẫu thuật…
enzyme papain